Chụp cộng hưởng từ (MRI) ổ bụng là một phương pháp giúp chẩn đoán và phát hiện những bệnh lý trong ổ bụng không xâm lấn và tiên tiến nhất hiện nay. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ có độ phân giải cao, khảo sát được nhiều mặt cắt cho hình ảnh sắc nét về các bộ phận cần chụp, giúp bác sỹ đánh giá chi tiết các tổn thương, các chức năng hoạt động cũng như cấu trúc của nhiều cơ quan nội tạng. Trong nhiều trường hợp chụp cộng hưởng từ tốt hơn so với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác như siêu âm, Xquang và chụp cắt lớp CT.
Hình ảnh chụp cộng hưởng từ ổ bụng tại Vietlife rất rõ nét.
Khi nào cần chụp cộng hưởng từ ổ bụng?
• Các bệnh lý gan, thận, lách, tụy và đường mật.
• Các bệnh lý bẩm sinh và mắc phải của động mạch chủ bụng: hẹp động mạch, phồng động mạch, thông động tĩnh mạch,…
• Chấn thương vùng bụng.
• Các khối u vùng bụng: u gan, u tuyến thượng thận, u tụy,…
Những ưu điểm vượt trội của cộng hưởng từ trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý trong ổ bụng
– An toàn, không xâm lấn, không gây nhiễm xạ cho người bệnh.
– Sử dụng cho nhiều đối tượng bệnh nhân.
– Đánh giá được các chức năng hoạt động cũng như cấu trúc của nhiều cơ quan nội tạng.
– Hình ảnh chụp cộng hưởng từ cho phép đánh giá chi tiết và rõ ràng các cấu trúc của mô mềm trong cơ thể như gan, thận,…
Những trường hợp chống chỉ định khi chụp cộng hưởng từ
– Bệnh nhân có thiết bị hỗ trợ tim mạch như: máy tạo nhịp tim, máy khử rung, van tim giả…
– Có mảnh kim loại hay vật liệu cấy ghép bằng kim loại trong cơ thể như mảnh đạn, các kẹp mạch máu, máy trợ thính, thiết bị bơm thuốc tự động dưới da…
– Người có hội chứng sợ lồng kín.
– Người béo phì, trọng lượng cơ thể quá lớn không vừa với lồng chụp của máy cộng hưởng từ hoặc coil nhận tín hiệu.
Lưu ý khi chụp cộng hưởng từ ổ bụng
1. Trước khi chụp cộng hưởng từ
• Nên mang theo giấy tờ tùy thân (nếu sử dụng bảo hiểm), thẻ bảo hiểm (nếu có)… đồng thời là mang theo các kết quả, hồ sơ cũ (nếu có) để bác sỹ tham khảo và quyết định kỹ thuật chụp thích hợp cho từng bệnh lý.
• Người bệnh cần cung cấp các thông tin về tiền sử bệnh tật, tiền sử dị ứng và được hướng dẫn chuẩn bị trước khi chụp.
• Phụ nữ mang thai dưới 12 tuần tuổi chỉ nên chụp cộng hưởng từ khi thật cần thiết và có chỉ định của Bác sỹ chuyên khoa.
• Nhịn ăn uống trong thời gian 5 giờ trước khi chụp đối với các bệnh nhân có chỉ định chụp ổ bụng (có thể uống nước thường).
• Tháo và cất toàn bộ đồ trang sức có giá trị cao khi vào phòng chụp.
• Không nên mang các vật kim loại nhỏ như chìa khóa, bút bi, đồng tiền, mắt kính có gắn kim lọai… vào phòng chụp vì các vật này có thể bị hút mạnh vào lồng máy và có thể gây chấn thương cho người bệnh.
• Các thiết bị điện từ như thẻ tín dụng, thẻ ATM, chìa khóa từ có thể bị xóa mất dữ liệu khi mang vào phòng máy.
• Với bệnh nhân có cấy ghép các thiết bị hỗ trợ tim mạch hoặc các thiết bị hỗ trợ khác trong cơ thể như van tim nhân tạo, máy trợ thính, máy tạo nhịp, stent mạch máu, các khớp, chỏm xương nhân tạo, các kẹp mạch máu hay các nẹp vít kết hợp xương, răng giả, niềng răng… cần phải hỏi tư vấn bác sỹ điều trị hoặc nơi thực hiện cấy ghép trước khi đi chụp và cần nói rõ các thông tin cho nhân viên y tế tại phòng chụp.
• Những hình xăm có thể bị nóng lên khi chụp cộng hưởng từ.
• Trường hợp người mắc hội chứng sợ lồng kín, người bệnh tâm thần, trẻ nhỏ có thể dùng thuốc an thần hoặc gây mê trước khi chụp theo chỉ định của Bác sỹ chuyên khoa.
2. Trong khi chụp cộng hưởng từ
• Sử dụng tai nghe nhạc để giảm bớt tiếng ồn mang lại sự thoải mái tối đa cho bệnh nhân trong quá trình chụp.
• Người bệnh cần nằm yên để có được hình ảnh đạt chất lượng và hiệu quả tốt.
• Đối với những dòng máy cộng hưởng từ thông thường, người bệnh có thể được yêu cầu nín thở trong một khoảng thời gian để hình ảnh thu được sắc nét hơn. Còn riêng với thiết bị cộng hưởng từ thế hệ mới Magnetom Amira 1.5 Tesla tại Vietlife, bạn không cần phải nhịn thở khi thực hiện chụp bụng và khung chậu, đem lại cảm giác thoải mái trong quá trình chụp.
• Một số trường hợp có thể phải tiêm thuốc cản từ để làm rõ các tổn thương, giúp bác sỹ quan sát được những bất thường. Sau tiêm thuốc, cơ quan cần khảo sát sẽ được chụp lại một lần nữa. Cần báo ngay cho kỹ thuật viên khi có các triệu chứng như buồn nôn, nôn ói, chóng mặt hoặc khó thở.
3. Sau khi chụp cộng hưởng từ
• Với bệnh nhân tiêm thuốc cản từ, khách hàng sẽ được theo dõi tại phòng chờ trong vòng 15 phút sau khi chụp.
• Phụ nữ đang cho con bú tốt nhất nên ngưng cho trẻ bú mẹ trong 24 giờ sau tiêm thuốc cản từ.
Quy trình chụp cộng hưởng từ ổ bụng tại Vietlife
BƯỚC 1: ĐẶT HẸN CHỤP
• Khách hàng đặt lịch qua HOTLINE 024 399 55 222
• Hoặc đăng ký dịch vụ trực tiếp tại Quầy Lễ tân.
• Các thông tin cần thiết để đặt lịch: họ tên, địa chỉ, số điện thoại, giờ hẹn chụp, bộ phận cần chụp.
BƯỚC 2: THỰC HIỆN DỊCH VỤ
• Khách hàng đến phòng khám tại Quầy Lễ tân và cần đọc lại tên và số điện thoại, Đội ngũ tư vấn viên của Vietlife sẽ hỗ trợ quý khách làm thủ tục đăng ký.
• Thanh toán phí dịch vụ tại Quầy Thu ngân
• Thời gian: 3 – 5 phút.
BƯỚC 3: CHUẨN BỊ CHỤP
• Điều dưỡng khai thác tiền sử, hồ sơ và hướng dẫn chuẩn bị trước khi chụp.
• Thay đồ, tháo bỏ trang sức, đồ kim loại…
• Thời gian: 3 – 5 phút.
BƯỚC 4: THỰC HIỆN TẠI PHÒNG CHỤP
• Điều dưỡng viên hướng dẫn khách hàng thực hiện theo đúng quy trình chụp cho vị trí/bộ phận cần chụp.
• Thời gian chụp cộng hưởng từ: 10 – 20 phút/ 1 vị trí.
• Trường hợp cần tiêm thuốc cản từ, thời gian chụp có thể kéo dài 20 – 30 phút hoặc tùy độ khó và những bất thường của khách hàng. Với những ca khó có thể sẽ cần hội chẩn của các Bác sỹ để đưa ra kết quả chính xác cho khách hàng.
BƯỚC 5: NHẬN KẾT QUẢ
• Thời gian trả kết quả: 15 – 30 phút sau khi ra khỏi máy chụp.
• Bệnh nhân tiêm thuốc cản từ sẽ được theo dõi trong vòng 15 phút sau khi chụp.
BƯỚC 6: THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC SAU SỬ DỤNG DỊCH VỤ
• Đội ngũ tư vấn, chăm sóc khách hàng của Vietlife gọi điện chăm sóc và nhắc lịch thăm khám cho khách hàng (nếu có).